Các thành phố là hệ sinh thái phức tạp bao gồm các hệ thống tự nhiên và cơ sở hạ tầng đô thị. Suy thoái môi trường đã gây thêm sự chú ý đến các vấn nạn hệ thống hạ tầng ảnh hưởng đến thiên nhiên. Một nền kinh tế mới đang nổi lên nơi mà các giá trị cộng sinh giữa đô thị và thiên nhiên và quản lý môi trường được đánh giá cao. Thiết kế một nền kinh tế tuần hoàn đòi hỏi phải xem xét môi trường sống của con người không phải là thị trấn hay thành phố, mà là vùng sinh học.
Liên quan đến môi trường đô thị, mô hình kinh tế tuần hoàn khuyến khích các yếu tố kiến trúc và xây dựng có thể tái sử dụng, cùng với sử dụng nguồn năng lượng tái tạo và các công trình bền vững. Kiến trúc tuần hoàn phải được tích hợp tốt vào môi trường xung quanh hòa hợp với thiên nhiên. Các nhà thiết kế phải nghiên cứu vị trí và bối cảnh của địa điểm xây dựng để xác định xem công trình mới có thể đóng góp như thế nào vào hệ sinh thái hiện tại. Điều cần thiết là sự hiểu biết về vùng sinh học của địa điểm - một khu vực được xác định bởi các đặc điểm của môi trường tự nhiên chứ không phải bởi sự phân chia nhân tạo.
Vùng sinh học là gì?
Nếu bản đồ thế giới được vẽ để thể hiện các hệ sinh thái và địa hình đa dạng, thì chúng ta sẽ thấy được những giá trị đa dạng giữa các vùng sinh thái. Một vùng sinh học được xác định bởi các đặc điểm tự nhiên độc đáo xuất hiện trong các khu vực địa lý của nó, chẳng hạn như khí hậu, địa hình, lưu vực sông, đất, thực vật và động vật bản địa và các đặc điểm khác..
Trái đất là ngôi nhà của hơn 800 vùng sinh thái. Mỗi vùng đều có những yêu cầu khác nhau để giúp thúc đẩy các giá trị sinh sống theo cách thân thiện với môi trường. Các công trình nên được thiết kế hài hòa với các chức năng theo chu kỳ của vùng sinh học của nó - chia sẻ năng lượng và tài nguyên, và cuối cùng là phân hủy lành mạnh trong khu vực.
Kiến trúc sinh học
Kiến trúc tương tác và tích hợp với vùng sinh học có khả năng chia sẻ tài nguyên và năng lượng theo một cách tuần hoàn. Các tòa nhà có thể thể hiện tính tuần hoàn theo nhiều cách: Các cấu trúc bao gồm các vật liệu phân hủy sinh học có thể phân hủy vào đất khi kết thúc vòng đời. Vật liệu sinh học cũng có khả năng lọc không khí trong bầu khí quyển và tạo ra năng lượng cho tòa nhà và khu vực lân cận sử dụng. Các trang trại đô thị là một can thiệp rất hữu ích khác trong quá trình đóng góp cho cộng đồng , trở thành vòng sản xuất và tiêu thụ tài nguyên tuần hoàn.
Chủ nghĩa vùng sinh học trong kiến trúc và thiết kế đô thị đòi hỏi một cách tiếp cận rất sâu sắc các kỹ thuật bản địa vượt ra ngoài ranh giới chính trị của chúng. Thay vì sao chép các hình thức xây dựng truyền thống trên toàn bộ quốc gia, các ví dụ từ các vùng sinh học tương tự có thể hình thành nên các nguyên mẫu phù hợp hơn với các đặc điểm địa lý của khu vực.
Source: Circular Economy: Designing for Bioregions